Phong cách Bắc Âu (Scandinavian) là gì?

       Phong cách Bắc Âu thực chất là phong cách có nguồn gốc từ xứ sở người Viking. Phong cách ấy nổi bật bằng vẻ đẹp tối giản đặc trưng, cùng tường trắng và sàn gỗ. Với những ai làm việc trong ngành thiết kế, nghệ thuật hoặc nội, ngoại thất,… Thì phong cách này có lẽ nghe qua đã lâu nên không có gì xa lạ. Tuy nhiên, với những người bỗng một ngày tình cờ nghe được và muốn tìm hiểu chi tiết hơn. Thì đây thật sự là một bài viết bổ ích cho mọi người đấy!

phong cách Bắc Âu đẹp

Phong cách Bắc Âu (Scandinavian) là gì?

Scandianavian, hay còn gọi là phong cách Bắc Âu, là phong cách đề cao vẻ đẹp tối giản. Sở hữu phong cách đặc trưng là sự kết hợp cân bằng giữa thẩm mỹ và tính tiện dụng. Tập trung chủ yếu vào sự tối giản với những chức năng riêng biệt.

Theo phong cách này, hầu hết những ngôi nhà đều được thiết kế rất đơn giản. Nội thất trong nhà theo đó cũng có kiểu dáng và màu sắc tối giản, trang nhã và thanh lịch. Tổng thể ngôi nhà thường thấy là vẻ đẹp được phối giữa tường trắng, đen và sàn gỗ. Qua đó cũng góp phần để cao nét đẹp thủ công giản dị mà sâu sắc.

sofa phong cách Bắc Âu

Có thể với nhiều người, đây là phong cách khá lạ và nghe qua tưởng chừng như rất mới. Nhưng thực chất, nó đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 19.

Đặc trưng phong cách Bắc Âu

Dễ dàng nhận thấy, phong cách Scandianavian rất chuộng tông màu trắng, đen, xám. Và nội thất thiên về tự nhiên như gỗ, lông thú, da, vải,… Lý do dễ hiểu là vì khí hậu vùng Bắc Âu rất lạnh, nên chúng đã dần trở thành hình ảnh biểu trưng.

Hiện tại, phong cách Bắc Âu đã rất tối giản, theo đuổi yếu tố sang trọng và tinh tế. Đặc trưng của phong cách này sẽ có:

Tường trắng nhấn mạnh ánh sáng

Gam màu trung tính dễ tạo điểm nhấn cho những gam màu nổi bật khác

phong cách Bắc Âu đẹp hiện đại

Họa tiết tự nhiên: gỗ, đá, da, lông thú

Nội thất tối giản, không cầu kỳ đề cao vẽ đẹp thanh lịch, giản đơn

Cửa sổ, thảm, lò sưởi,…

Tùy theo vùng khí hậu và môi trường sống, mà phong cách có thể biến đổi nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và phù hợp.

Lịch sử phát triển qua từng giai đoạn của phong cách Scandianvian

lịch sử phát triển phong cách Bắc Âu

Thế kỷ 21, phong cách Scandianavian đang dần khẳng định tính ưu việt trên toàn thế giới. Tất cả là nhờ trải qua lịch sử hình thành và phát triển, chứng kiến bao chế độ thịnh, suy. Sự chuyển biến từ nhân sinh quan đến thế giới quan của con người. Đã làm thay đổi rất nhiều về bản chất của nghệ thuật, kiến trúc, nội thất,… Trong đó cũng có cả phong cách Bắc Âu, thay đổi theo chiều dài lịch sử.

1. Thời kỳ kết thúc chủ nghĩa lãng mạn Romanticism

Kết thúc thời lỳ lãng mạn, thời kỳ công nghiệp và hiện đại được ra đời mang quy mô toàn cầu. Để lưu giữ những gì còn lại của chủ nghĩa lãng mạn, phong trào Art Nouveau đã ra đời. Art Nouveau đã nỗ lực ghi lại những giá trị nghệ thuật thông qua nhiều tác phẩm kinh điển.

đặc trưng phong cách Bắc Âu

2. Art Deco thay Art Nouveau vào chiến tranh thế giới thứ I

Sau khi xuất hiện, Art Nouveau đã được xem như một phong cách đại diện cho thế kỷ. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ I kết thúc vào năm 1920, những công trình lấy cảm hứng từ thiên nhiên của phong trào này cũng dần suy yếu. Thay vào đó là triều đại Art Deco với những thiết kế rực rở và cuốn hút đậm nét công nghiệp. Năm 1925, phong trào này như sự khẳng định cho quyền lực đặc biệt của tầng lớp quý tộc. Tuy nhiên, cũng rất ngắn, khi chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu, Art Deco đã vội vàng kết thúc.

sofa phong cách Bắc Âu giá rẻ

3. Phong cách Bắc Âu – Sự ra đời của phong cách hiện đại

Giờ đây, phong cách thiết kế và kiến trúc, nội thất đã không còn mang tính thẩm mỹ. Sự thay đổi này đã thể hiện rất rõ khi chiến tranh thế giới thứ II phá vỡ cả cấu trúc xã hội châu Âu. Và chúng đã trở thành một trong những cách thể hiện đẳng cấp,  sự phân quyền trong xã hội. Triết lý sống về xã hội và nghệ thuật cũng không còn như xưa. Phong cách hiện đại dần bắt đầu hình thành, nên Art Nouveau cũng phải mang một hình thức mới.

chọn lựa phong cách Bắc Âu

4. Ngày mới của châu Âu hiện đại

Cuối những năm 1940 – 1950, ý thức dân chủ mới làm thay đổi cả châu Âu. Nhận định về cái đẹp và địa vị được thay đổi. Lúc này, cái đẹp không chỉ dành cho người giàu, sản phẩm có tính ứng dụng cao được bán cho mọi người. Sau chiến tranh, quốc gia vùng Scandinavia đã xích lại gần nhau, nhất là trong lĩnh vực thiết kế. Và một cuộc hội thảo năm 1940 tại vùng Scandinavia đã có một quyết định được thông qua.

Trước đây, vùng Scandinavia có 3 quốc gia Bắc Âu gồm Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Hiện nay,  vùng này có thêm Phần Lan, Iceland, vùng Greenland và một phần nhỏ nước Nga.

phong cách Bắc Âu ưu tiên chất liệu tự nhiên

5. Phong cách Scandinavian hình thành và xuất hiện trong thiết kế

Vùng Bắc Âu khắc nghiệt với mùa đông lạnh giá sẽ thích hợp hơn với lối trang trí tối giản. Cùng với đó là thời kỳ đề cao chủ nghĩa công năng trong nội thất và thiết kế nhà ở. Thế nên từ những năm 40 thế kỷ 19, xu hướng này đã trở thành tiêu biểu. Nhưng mãi đến những năm 1950 mới được nhắc tới như một thực thể có thể gọi tên. Mà bước ngoặt đầu tiên chính là là sự ra đời của giải thưởng Lunning Prize.

phong cách Bắc Âu mang vẻ đẹp hoàn hảo

Thế là với xu hướng thiết kế vùng Scandinavia, phong cách Bắc Âu, hay phong cách Scandinavian đã được quốc tế công nhận. Có thể giai đoạn 1960 – 1980, phong cách này không quá phổ biến. Nhưng đặc tính bền vững, phát triển dựa trên sức mạnh của thiên nhiên đã mang đến sức mạnh lâu dài cho nó. Điển hình là sự kết hợp hài hòa giữa sàn gỗ cùng những nội thất cùng chất liệu trong phòng bếp, phòng ăn,… Hay lối bài trí nhà đơn giản và gọn gàng trong phòng khách, phòng ngủ,…

thiết kế nhà phong cách Bắc Âu

“Less is more”, có lẽ sẽ thật đúng khi dành cho phong cách Bắc Âu. Đơn giản thôi nhưng dường như đã có tất cả, cả một thế giới bao la tươi đẹp trong chính ngôi nhà mình. Thế nên nếu vẫn không biết thế nào để tạo nên một không gian thật đẹp mắt và ấn tượng. người ta thường chọn ngay phong cách quen thuộc mà lại rất mới mẻ này. Giờ thì những ai muốn tìm hiểu về Scandinavia chắc hẳn đã hiểu hơn về Scandinavia rồi nhỉ. Hãy theo dõi thường xuyên sofadungphat.vn để có thêm những thông tin bổ ích và thú vị nhé!

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0