Sofa da vốn đắt tiền và có giá trị, có bộ ghế lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Bởi thế nếu không may sofa da bị rách thì gia chủ sẽ rất tiếc và xót. Mà bộ sofa vì thế cũng mất đi vẻ đẹp, khiến cho phòng khách thiếu sự thẩm mỹ. Nếu không may bạn cũng đang rơi vào tình trạng này thì đừng vội lo lắng. Vì bài viết này từ Sofa Dũng Phát sẽ giúp bạn xử lý chỉ với 5 bước nhanh chóng. Cùng theo dõi và thực hiện ngay nhé!
Những nguyên nhân khiến sofa da bị rách
Sofa da bị rách là tình trạng không phải hiếm gặp. Nhất là khi gia đình thường xuyên sử dụng ghế, hay có thói quen sinh hoạt trên ghế. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra vì một số nguyên nhân khác nữa. Chẳng hạn như:
– Sofa kém chất lượng với vỏ bọc da là loại da công nghiệp kém, không có độ bền cao.
– Ghế đã được sử dụng trong thời gian quá lâu.
– Nhà có trẻ nhỏ hay chơi đùa trên ghế, thường sử dụng bút bi, dao, kéo, vật nhọn,…
– Nhà có nuôi thú cưng như chó, mèo,… cào vào da ghế bằng những bộ móng sắc nhọn.
– Ghế được đặt ở nơi có môi trường ẩm ướt khiến da bị bục, bong tróc lâu ngày thành vết rách.
5 bước xử lý sofa da bị rách nhanh mà đẹp
Nếu chẳng may sofa nhà bạn bị rách thì cũng đừng quá lo lắng. Vì điều quan trọng cần làm chính là xác định nguyên nhân vì sao sofa da bị rách. Dựa trên nguyên nhân này mới có thể tìm được hướng giải quyết ổn thỏa nhất. Với những vết rách nhỏ đến vừa, bạn có thể xử lý theo 5 bước đơn giản sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt sofa da
Để xử lý hiệu quả tình trạng này, trước tiên, bạn cần làm sạch ghế. Làm sạch ghế sẽ giúp cho bề mặt sofa được trơn mịn, sạch sẽ và các liên kết được trơn tru hơn.
Bước 2: Chuẩn bị mảnh da cùng màu to hơn vết rách
Ghế sofa da bị rách màu gì thì bạn phải chuẩn bị mảnh da cùng màu đó. Nên nhớ là mảnh da phải to hơn vết rách thì như như vậy mới phủ được hết vết rách. Bạn có thể tìm mua những mảnh da như thế ở các cửa hàng nội thất bán lẻ.
Bước 3: Lót vải vào trong vết rách
Bước tiếp theo, bạn cần có một tấm vải mỏng lòn vào bên trong vết rách. Tấm vải này cũng cần phải có kích thước to hơn để phủ được hết vết rách. Tác dụng của tấm vải chính là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các chất liệu.
Bước 4: Bôi keo chuyên dụng
Sau khi cố định mảnh vải mỏng trong vết rách của ghế. Bạn hãy quét lên tấm da cùng màu đã chuẩn bị trước đó một lớp keo chuyên dụng. Từ từ ấn nhẹ miếng da xuống và giữ yên trong khoảng 3 – 5 phút.
Với những vết rách nhỏ hơn, bạn không nhất định phải dùng tới tấm da cùng màu. Mà có thể thay thế bằng lớp keo chuyên dụng phủ hết lên trên tấm vải lót bên dưới. Rồi từ từ kéo khít lại phần miệng của vết rách trên sofa.
Bước 5: Khắc phục các kẽ hở vừa xử lý
Ngay cả khi xử lý rất khéo đi nữa thì chắc chắn những vết rách nhỏ vẫn còn tồn lại kẽ hở. Do đó bạn nên pha thêm ít màu cùng màu ghế trộn với keo chuyên dụng thành một dung dịch. Dùng phủ 1 – 2 lớp lên trên bề mặt vết rách vừa xử lý xong và hong khô bằng máy sấy. Bước này là cần thiết giúp cho vết xử lý không bị lộ rõ và ghế được thẩm mỹ hơn.
Vậy là chỉ với 5 bước xử lý sofa da bị rách đơn giản và nhanh chóng. Chiếc sofa da nhà bạn đã thẩm mỹ và sang trọng trở lại như trước đây. Nên nhớ hãy sử dụng sofa thật cẩn trọng, vệ sinh ghế thật thường xuyên. Để tránh phải xảy ra những tình trạng đáng tiếc như thế này nữa nhé!